Mặt đường gồ ghề, đi lại nguy hiểm
Đây là những gợi mở của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6, do Bộ TT-TT tổ chức tại Hà Nội sáng 15.1.Diễn đàn năm nay có chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam".Phát biểu tại diễn đàn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng tất yếu, mà còn là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới. Bên cạnh biểu dương cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam về những nỗ lực không ngừng và những thành tựu đã đạt được, Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để đảm bảo sự phát triển vững mạnh như: việc thiếu hụt nguồn nhân lực ảnh hưởng đến khả năng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nhìn chung còn thấp, chỉ tham gia vào nút thắt khiêm tốn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Lấy ví dụ một chiếc áo bán ra trong đó thiết kế, vải, nhuộm, chỉ, cúc… đều của người khác, Tổng Bí thư băn khoăn: "Liệu mình thu nhập được bao nhiêu trên những sản phẩm này. Có chăng đóng góp của chúng ta chỉ là công lao động và ô nhiễm môi trường". Tổng Bí thư dẫn chứng thêm, ngành điện tử, sản xuất điện thoại và linh kiện ở khu vực FDI xuất khẩu 100% nhưng nhập khẩu đến 80% giá trị linh kiện này. Samsung đầu tư vào Việt Nam từ năm 2008 đến nay, tại Thái Nguyên có 60 doanh nghiệp, đối tác cung ứng cho Samsung thì có đến 55 doanh nghiệp nước ngoài. Tại Bắc Ninh có 176 đối tác cấp 1 cung ứng thì có 164 doanh nghiệp nước ngoài. "Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là cung cấp dịch vụ an ninh, xuất ăn công nghiệp, xử lý rác thải… Tôi muốn nêu rõ bất cập này để các doanh nghiệp thấy chúng ta đang đứng ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như trong năng lực cạnh tranh quốc tế", Tổng Bí thư nói.Từ thực tế, sự đóng góp của khu vực FDI đối với việc nâng cao tiến bộ khoa học nội địa còn thấp, trên 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình, 14% sử dụng công nghệ lạc hậu, 5% sử dụng công nghệ cao, Tổng Bí thư lưu ý: "Sắp tới đây chúng ta phải thu hút FDI có chọn lọc tốt hơn, đừng để Việt Nam trở thành cứ điểm lắp ráp, gia công, bãi rác của công nghệ thế giới. Trong khi doanh nghiệp trong nước thì không học hỏi được điều gì".Trên tinh thần của Nghị quyết 57 được ví như "khoán 10 trong nông nghiệp đối với ngành khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo", Tổng Bí thư mong muốn sẽ nhận được những báo cáo là trí tuệ của Việt Nam, công nghệ số Việt Nam đóng góp bao nhiêu phần trăm vào sản phẩm công nghệ số, đóng góp bao nhiêu phần trăm giúp các sản phẩm thông minh hơn, thẩm mỹ hơn, được người tiêu dùng đón nhận nhiều hơn, những tên Việt Nam nào được vinh danh trong các phát minh sáng kiến.Tổng Bí thư gợi mở các nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong giai đoạn tới. Thứ nhất, nỗ lực tự cường, tự chủ công nghệ, phát triển công nghệ chiến lước, công nghệ lõi. Đây là căn cơ để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đặc biệt là ngành công nghiệp công nghệ số. Thứ hai, tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ số, bởi theo Tổng Bí thư, hạ tầng số sẽ đóng vai trò cốt lõi cho việc thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số. Chính phủ cần đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại có dung lượng lớn, băng thông rộng, đồng bộ và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối toàn quốc và phát triển kinh tế số.Thứ ba, khơi nguồn nhân tài và thu hút chuyên gia công nghệ cao. Theo đó, cần tăng cường chính sách thu hút nhân tài công nghệ cao, xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực nội địa để tạo ra các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu khu vực và quốc tế.Thứ tư, xây dựng hệ sinh thái công nghệ số bền vững, đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái công nghệ số với sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức hỗ trợ.Thứ năm, phát triển kinh tế số và xã hội số, từng bước hình thành và phát triển các lĩnh vực về kinh tế số như: Chính phủ số, xã hội số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển công nghệ ứng dụng về quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công, thúc đẩy giao dịch điện tử, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho mọi người dân.Thứ sáu, nâng cao năng lực vị thế năng lực toàn cầu. Chúng ta phải phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới. Đến năm 2030 đưa Việt Nam vào top 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển công nghệ số, đồng thời tạo ra ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ số lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế.Thứ 7, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế. Tăng cường hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới, thu hút thêm các tổ chức nghiên cứu, sản xuất công nghệ số vào Việt Nam; đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, đưa các sản phẩm ra thị trường quốc tế.Đối với doanh nghiệp công nghệ số, Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Chúng ta cần đồng lòng, quyết tâm và khát vọng mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta nhìn thấy ở đây không chỉ là cơ hội mà còn là trách nhiệm trong việc góp phần hiện thực hóa các mục tiêu lớn lao mà Đảng và Nhà nước đặt ra trong Nghị quyết 57. Hãy biến khát vọng dẫn đầu thành hành động cụ thể, mỗi doanh nghiệp cần dấn thân vào các lĩnh vực tiên phong, chủ động tiếp cận công nghệ mới, không ngừng đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp công nghệ số cần tập trung xây dựng các sản phẩm mang tính đột phá, tạo ra giá trị thực sự phục vụ lợi ích người dân".Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là thời điểm chín muồi của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đoàn kết, chung sức xây dựng một tương lai vững bền cho ngành công nghệ số nước nhà. Đây không chỉ là sứ mệnh cao cả, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp khẳng định mình, đưa các sản phẩm dịch vụ "Make in Vietnam" vươn xa, góp phần đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Campuchia phát triển tốt đẹp
Lễ cất nóc có sự tham gia của đại diện lãnh đạo UBND, các Sở ban ngành, chính quyền địa phương thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, và các đối tác, cư dân Thành phố Cà phê cùng đại diện Tập đoàn Trung Nguyên Legend. Đây là sự kiện chào mừng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, cũng như mở đầu cho chuỗi hoạt động kinh doanh, quảng bá mạnh mẽ của khu đô thị Thành phố Cà phê trong năm 2025. Sau hơn một năm khởi công, Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique thuộc khu đô thị Thành phố Cà phê đã chính thức cất nóc, tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiện ích đẳng cấp, sang trọng và khác biệt, kiến tạo một khu đô thị hiện đại bậc nhất tại trung tâm thủ phủ Buôn Ma Thuột và toàn vùng Tây nguyên.Là một công trình quan trọng của trung tâm thương mại dịch vụ thuộc khu đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh - "Thành phố mẫu mực - Cộng đồng tỉnh thức", Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique được thiết kế độc đáo, lấy cảm hứng từ hình thái kiến trúc kết hợp văn hóa cà phê và văn hóa bản địa. Tọa lạc tại vị trí kim cương - trung tâm của trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, The Coffee Boutique là công trình kiến trúc độc bản bậc nhất chuẩn 5 sao quốc tế, hiện đại tại Buôn Ma Thuột và toàn vùng Tây nguyên, hứa hẹn là địa điểm hàng đầu cho các hội nghị, sự kiện sang trọng, đẳng cấp toàn cầu. Với tổng diện tích gần 6.500 m², mật độ phủ xanh hơn 46%, tổ hợp The Coffee Boutique có 9 tầng, 139 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng Trung tâm hội nghị lớn nhất vùng có sức chứa trên 1.000 người, và nhiều tiện ích đẳng cấp như: hồ bơi công nghệ muối khoáng, Coffee Spa, nhà hàng đặc sản, không gian cà phê Trung Nguyên Legend, vườn Thiền - Yoga, Gym,… Trong đó, "Khu vườn tỉnh thức" là không gian xanh nằm ở trung tâm tổ hợp, được thiết kế bởi thiền sư nổi tiếng người Nhật Shunmyō Masuno, sẽ là điểm nhấn đặc biệt, tạo dấu ấn riêng của The Coffee Boutique, tạo sự kết nối, đem đến an nhiên và cân bằng trong tâm hồn con người.Công trình Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique được sự tham gia của các đối tác quốc tế, các kiến trúc sư hàng đầu về thiết kế xây dựng, cảnh quan, nội thất và quản lý khai thác vận hành như Kume Design Asia, JLC, ASA Lighting Design Studios, A21, UK Tech, Cross Hotels & Resorts, Sol E&C, Vertical Studio,…Dự kiến khai thác vận hành đón khách từ năm 2026-2027, đây sẽ là một biểu tượng mới của Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk và Tây nguyên, cũng như khẳng định tầm vóc và giá trị vượt trội của khu đô thị Thành phố Cà phê . Năm 2025, thị trường bất động sản Việt Nam được dự báo sôi động, mở rộng cơ hội phát triển tại các thành phố lớn và vùng ven, lân cận. Sức bật của thị trường đang được trợ lực bởi đà tăng trưởng kinh tế ổn định của Việt Nam giai đoạn 2024-2025, cũng như lạm phát được kiểm soát và lãi suất cho vay duy trì ở mức thấp. Theo đó, tín dụng bất động sản đang tăng trưởng ổn định. Tháng 12.2024, dư nợ tín dụng bất động sản đạt khoảng 3,35 triệu tỉ đồng, tăng khoảng 16% so với 2023, chiếm 21,8 - 22% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế cho thấy dòng vốn đang được khơi thông. Hơn nữa, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản được sửa đổi, ban hành trong năm 2024 giúp tạo khung pháp lý vững chắc cho thị trường, sàng lọc nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển minh bạch. Từ đó, nhu cầu mua bất động sản ở thật và tích lũy, cho thuê ngày càng tăng. Thay vì tìm hiểu và thăm dò, nhiều người sẵn sàng xuống tiền. Là thành phố chiến lược của toàn vùng Tây nguyên, Buôn Ma Thuột đang phát triển mạnh mẽ về hạ tầng, tốc độ đô thị hóa nhanh, trở thành thủ phủ cà phê Việt Nam - một loại nông sản tỷ đô xuất khẩu toàn cầu. Các dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Pleiku - Buôn Ma Thuột, Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa, và tuyến đường mở rộng kết nối Đại lộ Đông Tây đang được phát triển, tạo động lực thúc đẩy thị trường bất động sản Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk sôi động, mang lại cơ hội an cư và đầu tư hấp dẫn cho người dân và nhà đầu tư. Nằm giữa lòng Buôn Ma Thuột, vị trí "vàng" của toàn vùng Tây nguyên, Thành phố Cà phê là khu đô thị duy nhất phát triển dựa trên ngành kinh tế lõi cà phê do Công ty đầu tư Trung Nguyên làm chủ đầu tư với tầm nhìn trở thành Khu đô thị đẳng cấp.Thừa hưởng mạch nguồn di sản bản địa đặc sắc và thịnh vượng của Buôn Ma Thuột, khu đô thị Thành phố Cà phê được xây dựng mang đến chốn an cư lạc nghiệp phồn vinh, giàu có bền vững cho cộng đồng cư dân và những nhà đầu tư. Tọa lạc trên đường Nguyễn Đình Chiểu, một vị trí đắc địa bậc nhất trung tâm Buôn Ma Thuột, từ khu đô thị Thành phố Cà phê có thể dễ dàng di chuyển đến trung tâm hành chính, bệnh viện, sân bay, bến xe, siêu thị và các khu du lịch sinh thái của thành phố trong bán kính 2-10 km. Hơn nữa, với sự phát triển dự án cao tốc và hệ thống đường giao thông kết nối Buôn Ma Thuột với các tỉnh Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đắk Nông, TP. HCM… khu đô thị Thành phố Cà phê thừa hưởng tiềm năng giao thương thuận lợi, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, du lịch và gia tăng giá trị bất động sản trong khu vực.Thành phố Cà phê có tổng diện tích hơn 43 ha, trong đó giai đoạn 1 đã triển khai 19,8 ha. Được quy hoạch đồng bộ bởi các đơn vị tư vấn quốc tế chuyên nghiệp với mật độ xây dựng chỉ 27%, và mật độ cây xanh, mặt nước hơn 50%, Thành phố Cà phê đang trở thành khu đô thị đẳng cấp bậc nhất tại Buôn Ma Thuột, thu hút đông đảo khách hàng và nhà đầu tư quan tâm. Đặc biệt, với pháp lý minh bạch, vững chắc, cùng uy tín của chủ đầu tư Trung Nguyên, khu đô thị Thành phố Cà phê đảm bảo sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng, nhà đầu tư mong muốn sở hữu bất động sản có giá trị thực, an toàn cùng tiềm năng tăng trưởng bền vững tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Tập trung vào chất lượng sống, đem đến cuộc sống an lành, giàu có và thịnh vượng cho nhiều thế hệ, mỗi căn nhà tại khu đô thị Thành phố Cà phê là một không gian sống xanh, hài hòa với thiên nhiên và tràn đầy năng lượng, giàu giá trị văn hóa và tinh thần. Trong đó, khu đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh bao gồm các khu: nhà liên kế Tesla với diện tích 105 - 165m²/căn có thiết kế hiện đại, phù hợp cho gia đình từ hai đến ba thế hệ sinh sống cùng nhau, nhiều không gian để làm việc, học tập, đọc sách, thư giãn và các khu kết nối, sinh hoạt chung. Nhà thương mại liền kề - Shophouse Cantata từ 110 - 160m²/căn, nằm ngay mặt tiền trục đường Nguyễn Đình Chiểu đem đến cơ hội đầu tư giàu tiềm năng sinh lời.Thành phố Cà phê cũng là khu đô thị duy nhất cung cấp đa dạng các tiện ích hiện đại, cao cấp của giới thượng lưu để cư dân tận hưởng cuộc sống tiện nghi, đẳng cấp, giàu có toàn diện về thể chất và tinh thần mỗi ngày, như: khu cưỡi ngựa Ả Rập, sân golf, vườn Zen, tổ hợp Gym - Yoga - Bắn cung, Trung tâm văn hoá ẩm thực 3 miền và các không gian thưởng lãm cà phê Trung Nguyên E-Coffee, Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend…Bên cạnh đó, công tác nâng cao chất lượng cuộc sống với nhiều hoạt động kết nối, chăm sóc đời sống tinh thần cư dân luôn được chú trọng. Từ năm 2023, Thành phố Cà phê đã đón cư dân vào an cư, sinh sống, tận hưởng cuộc sống an lành và thịnh vượng, tạo nên một cộng đồng văn minh, hiện đại, yêu thích lối sống xanh, hài hòa thiên nhiên. Trong bộ phim "Con đường thức tỉnh từ cà phê" phát sóng trên toàn cầu, hãng thông tấn quốc tế hàng đầu thế giới Warner Bros. Discovery đã gọi Thành phố Cà phê là "khu đô thị kiến tạo lối sống".Đặc biệt, sở hữu các công trình biểu tượng Bảo tàng Thế giới Cà Phê và sắp đến là Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique đi vào khai thác, sức hút và giá trị của khu đô thị Thành phố Cà phê sẽ ngày càng gia tăng mạnh mẽ trên thị trường bất động sản.Cùng sự kiện cất nóc Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique, khu đô thị Thành phố Cà phê đang chuẩn bị cho đợt mở bán đầu tiên của năm 2025 vào tháng 3.2025 cũng như động thổ công trình trường học. Trong bối cảnh giá bất động sản đang ngày một tăng cao, đây là thời điểm lý tưởng để khách hàng và nhà đầu tư tại Buôn Ma Thuột, Tây nguyên và các tỉnh lân cận sở hữu ngay không gian sống đẳng cấp bậc nhất với giá trị gia tăng trưởng bền vững, và kiến tạo cuộc sống thịnh vượng tại khu đô thị Thành phố Cà phê.
Á hậu Kiko Chan phủ nhận tin đồn được đại gia chu cấp
Đội tuyển Thái Lan đã bại trận trước Việt Nam ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024. Các học trò ông Masatada Ishii thủng lưới phút thứ 8 sau pha làm bàn của Tuấn Hải, sau đó ghi liền 2 bàn nhờ công của Benjamin Davies và Supachok Sarachat. Nhưng, nỗ lực kiên cường đã giúp đội tuyển Việt Nam có màn lội ngược dòng đầy cảm xúc. Hai bàn thắng của Tuấn Hải và Hai Long đã đưa thầy trò HLV Kim Sang-sik trở lại ngai vàng Đông Nam Á sau 6 năm chờ đợi. Khi được hỏi về bàn thắng gây tranh cãi của Supachok Sarachat vào lưới Việt Nam (nâng tỷ số lên 2-1), xuất phát từ pha bóng thiếu fair-play của Thái Lan khi Supachok lựa chọn dứt điểm ngay thay vì trả bóng sau pha va chạm, ông Ishii trả lời ngắn gọn: "Bàn thắng đó đẹp mà!? Với tôi là như vậy". Sau khi Supachok có tình huống ghi bàn kém fair-play, trọng tài Ko Hyung-jin đã đề nghị đội Thái Lan để Việt Nam ghi bàn trả lại để thể hiện tinh thần thượng võ. Nhưng Thái Lan của ông Ishii đã nói không. Sau trận, HLV Ishii chia sẻ nỗi buồn khi đội tuyển Thái Lan không còn ở trên ngai vàng AFF Cup: "Đội tuyển Việt Nam đã chơi tốt hơn và xứng đáng vô địch. Thái Lan đã mắc lỗi trong những phút đầu trận, và những khoảnh khắc đó đã thay đổi trận đấu. Chúng tôi không được phép lặp lại sai lầm này.Thái Lan đang chuyển giao lực lượng, với nhiều cầu thủ đến từ thế hệ trẻ. Họ không thể vô địch, nhưng dẫu sao ngôi á quân cũng là kết quả không tồi với các cầu thủ, vì đó là hành trang cho tương lai". Trước câu hỏi của phóng viên Thái Lan về nguy cơ bị sa thải sau AFF Cup, ông Ishii khẳng định "chỉ tập trung vào công việc của mình". Nói về vòng loại Asian Cup 2027 sẽ khởi tranh vào tháng 3, ông Ishii chia sẻ ngắn gọn: "Chúng tôi đang chờ đợi đến đợt tập trung đội tuyển tiếp theo. Thái Lan sẽ chơi vòng loại Asian Cup 2027 và thật tốt khi đây là giải đấu trong khuôn khổ FIFA Days. Do đó, tôi có thể gọi các cầu thủ đang chơi ở Thai League 1 và Thai League 2 lên đội tuyển quốc gia. Dù không thể vô địch AFF Cup, nhưng các cầu thủ đã nỗ lực cùng nhau và thể hiện được tín hiệu tích cực. Thái Lan sẽ trở lại dễ dàng với nguồn lực mà chúng tôi đã có.Cảm ơn các cầu thủ vì đã nỗ lực, cảm ơn CĐV vì đã luôn ủng hộ đội bóng. Chúng tôi sẽ nỗ lực trở lại, hoàn thiện mỗi ngày và sẽ trở thành tập thể tốt hơn nữa". Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
HLV Kim Sang-sik đã gây ngạc nhiên ở trận đội tuyển Việt Nam gặp Campuchia tối 19.3, khi tung ra đội hình mạnh nhất, với những gương mặt chủ chốt tạo nên chức vô địch AFF Cup 2024. "Hiện không có biến động trong đội hình, đồng thời các cầu thủ kinh nghiệm cũng thể hiện tốt", HLV Kim Sang-sik khẳng định.Có đúng một vị trí được thử nghiệm, đó là Triệu Việt Hưng trong vai trò hậu vệ trái. Nhưng, chỉ sau 27 phút, Việt Hưng rời sân. Cầu thủ sinh năm 1997 để lại một vài đường chuyền về, một quả tạt hỏng, một lần kèm người lỗi giúp đối thủ dễ dàng thoát xuống tạo cơ hội. "Việt Hưng không thể hiện được như lúc tập", HLV Kim Sang-sik đánh giá ngắn gọn. Ông không có nhiều điều để nói về học trò. Việt Hưng đã 28 tuổi, khó có thể tốt hơn được nữa. Cũng như nhiều tân binh khác, Việt Hưng được gọi lên tuyển để phục vụ cuộc cách tân của HLV Kim Sang-sik. Đội tuyển Việt Nam đã vô địch AFF Cup 2024, nhưng còn hai vấn đề lớn tồn đọng. Một là, đội quá phụ thuộc vào năng lực của Nguyễn Xuân Son, người sẽ vắng mặt trong 6 tháng tới. Hai là, đội tuyển Việt Nam chỉ chơi tốt ở thế phòng ngự phản công, thay vì có thể áp đặt thế trận và kiểm soát đối thủ.HLV Kim Sang-sik cần nhân tố mới, hoặc chí ít, là điều gì đó mới từ những người cũ. Về vế đầu tiên, chiến lược gia người Hàn Quốc quyết định thử nghiệm Việt Hưng và rút ra khỏi sân ngay khi học trò không đáp ứng yêu cầu. Đó là lời cảnh báo của ông Kim, rằng ông sẽ kiên nhẫn, nhưng sự chờ đợi chỉ dành cho người xứng đáng.Còn vế thứ hai, ông Kim chưa thể vui. Khi Văn Vĩ vào sân, đội tuyển Việt Nam đã đá với bộ khung mạnh nhất, chỉ thiếu Xuân Son. Cái thiếu tưởng như bình thường ấy, sau cùng lại trở thành rào cản khiến đội tuyển Việt Nam vất vả.Học trò ông Kim chỉ cầm được nhịp chơi trong hiệp 1, với những pha đánh biên có nét, khai thác tuyến hai cũng hiệu quả. Tuy nhiên sang hiệp 2, khi Campuchia không còn thu mình phòng ngự mà dồn lên gây áp lực, chính chủ nhà lại luống cuống. Trong khi Campuchia của HLV Koji Gyotoku có những pha đan bóng nhuần nhuyễn, sắc sảo, đặc biệt từ thời điểm chân sút nhập tịch Coulibaly vào sân, đội tuyển Việt Nam lại phối hợp rời rạc. Những tình huống đáng chú ý nhất đến từ phản công, hơn là dàn xếp tấn công bài bản, có chủ đích. Vắng Xuân Son, đội tuyển Việt Nam thiếu một mũi nhọn biết chắt chiu về cơ hội và dám xông pha về phía trước. Vắng Xuân Son, ông Kim cũng khuyết một cầu thủ với đôi vai vạm vỡ, có thể khiến hậu vệ đối thủ chùn chân. Nếu đá như trận này, thắng Lào cũng không phải chuyện đơn giản. Những trận giao hữu không đưa ra kết luận, nhưng thường có tính cảnh báo. Ví dụ, chẳng ai nói Thái Lan yếu, khi thầy trò HLV Masatada Ishii bị Lào cầm hòa ở trận giao hữu tháng 11.2024. Dù vậy, những thiếu sót của người Thái như khả năng tận dụng cơ hội hay kỷ luật phòng ngự sau cùng đã bị đối thủ khai thác triệt để ở AFF Cup 2024.HLV Kim Sang-sik đã nhìn thấy những "tín hiệu" đó. Ông nhiều lần bày tỏ sự tức giận xen lẫn lo lắng khi nhìn học trò xử lý bóng. Vài điều không tròn trịa ở AFF Cup, chẳng thể giải quyết trong một sớm một chiều.Việc sử dụng đội hình mạnh nhất trước Campuchia dường như cũng là ý đồ của HLV Kim Sang-sik. Ông muốn nhìn thấu rằng sau chức vô địch, dàn trụ cột đội tuyển Việt Nam sẽ chơi thế nào, còn khát vọng và mong muốn thay đổi không.Một trận đấu không nói lên nhiều điều, song khi đội tuyển Việt Nam vẽ lại bức tranh cũ, với những thiếu sót cũ, sự thay đổi có thể đến từ đâu? Từ cầu thủ là chắc chắn, bởi yêu cầu của ông Kim sẽ ngày càng cao, đòi hỏi các trụ cột phải nỗ lực bắt kịp. Những ai không đáp ứng sẽ bị gạt ra bên lề.Tuy nhiên, thầy Kim có lẽ cũng cần tính lại lực lượng. Con người trong tay ông lúc này chỉ có vậy. Bộ khung trụ cột chưa ổn định, các nhân tố dự bị thì "sáng tối" thất thường. Chọn cách đá nào phù hợp với con người hiện có là bài toán nan giải, mà đội tuyển Việt Nam chỉ còn vài ngày để tìm đáp án.
Doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin không được tham gia chọn Báo cáo thường niên
Ngày 17.1, hầm Tuy An thuộc dự án cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong (cao tốc Bắc - Nam) qua tỉnh Phú Yên dài 1.020 m chính thức được đào thông cả 2 ống hầm.Theo báo cáo của Ban điều hành gói thầu XL01, liên danh nhà thầu đã huy động 806 nhân sự, 505 máy móc thiết bị và triển khai 40 mũi thi công trên toàn tuyến. Tổng sản lượng thực hiện toàn gói thầu đạt 72%. Riêng đối với phạm vi công việc do Tập đoàn Đèo Cả đảm nhiệm, sản lượng hoàn thành đến nay đạt 68% (vượt 8% so với kế hoạch đề ra).Hạng mục hầm Tuy An có chiều dài 1.020 m, đã chính thức được đào thông cả 2 ống hầm, trong đó nhánh trái đã được nhà thầu đào thông cách đây 1 tháng. Để hoàn thành việc đào thông hai nhánh hầm, đội ngũ kỹ sư và công nhân đã vượt qua nhiều thách thức, đặc biệt về địa chất, đạt tốc độ thi công trung bình 2 m/ngày.Ông Trương Công Đạt, Giám đốc Ban đều hành gói thầu XL01 cho biết, quá trình thi công hầm Tuy An đã đối mặt với nhiều thách thức lớn do điều kiện địa chất phức tạp. Theo thiết kế ban đầu, hầm được dự kiến sẽ xuyên qua lớp đá cứng nhưng thực tế khi thi công địa chất tại khu vực này chủ yếu là đất sét, đá phong hóa, cát và nước ngầm. Sự khác biệt này không chỉ làm gia tăng độ khó trong thi công mà còn khiến tốc độ đào hầm từ trung bình 6 - 8 m mỗi ngày giảm xuống chỉ còn 0,5 - 1 m mỗi ngày.Trước những khó khăn này, Ban điều hành cùng các đơn vị liên quan đã nhanh chóng điều chỉnh phương án thi công, xử lý các vấn đề phát sinh và hoàn thiện hồ sơ phê duyệt. Việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát và Ban quản lý dự án đã đảm bảo nguồn kinh phí và tiến độ thực hiện. Nhờ sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ kỹ sư và công nhân, tiến độ thi công toàn dự án hiện vượt 8% so với kế hoạch đề ra. "Việc hoàn thành đào thông hầm Tuy An, đặc biệt trong điều kiện địa chất không thuận lợi, thể hiện sự quyết tâm và tinh thần trách nhiệm của toàn bộ đội ngũ tham gia dự án. Đây là bước tiến quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến độ của toàn bộ tuyến cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong", ông Đạt khẳng định.Ngay sau khi hai nhánh hầm được thông, đội ngũ kỹ sư và công nhân sẽ triển khai các công đoạn tiếp theo như: đào hạ nền, gia cố, lắp đặt ván khuôn để đổ bê tông vỏ hầm, lắp đặt hệ thống thiết bị ITS. Bên cạnh đó, hầm Tuy An sẽ được tận dụng làm đường công vụ, rút ngắn thời gian vận chuyển, điều phối vật liệu trên toàn tuyến, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công toàn dự án.Gói thầu XL01 dự án thành phần đoạn Chí Thạnh - Vân Phong thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2. Gói thầu có chiều dài 24 km (tổng chiều dài dự án là 48 km). Tổng giá trị gói thầu là 4.300 tỉ đồng. Trong giai đoạn phân kỳ hiện nay, gói thầu được đầu tư với quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17 m. Trên tuyến, ngoài phần đường, hầm Tuy An dài hơn 1 km còn có 16 cầu (11 trên tuyến chính và 5 cầu trên tuyến ngang và nút giao). Gói XL01 được thực hiện bởi liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu, với khối lượng Tập đoàn Đèo Cả thực hiện là 1.650 tỉ đồng, chiếm 38% giá trị gói thầu.